Giày cao gót được xem như là biểu tượng cho lòng kiêu hãnh của phụ nữ. Thế nhưng, mang giày cao gót thường xuyên hoặc không phù hợp có thể khiến bàn chân bạn sưng phồng, đau nhức và chai sạn. Vậy nên, bạn cần biết cách đi giày cao gót không đau chân để tự tin sải bước mà không sợ những biến chứng về cơ, xương sau này.
Sau đây Walker.vn sẽ đưa ra cho các bạn một số mẹo như sau:
Chọn giày cao gót đi hằng ngày
Dù thích giày cao thế nào, bạn cũng chỉ nên chọn loại vừa phải vì việc thường xuyên mang phụ kiện này sẽ gây hại cho sức khỏe, làm tổn thương khớp gối, xương sống, dây chằng về lâu dài.
Cách đơn giản nhất là tuân thủ lời khuyên của bác sĩ – gót không nên cao quá 4 cm cho các đôi đi hằng ngày.
Một lựa chọn khác là chú ý tới khoảng cách giữa gót và đế giày. Giày càng cao thì khoảng cách này càng ngắn lại. Khoảng cách 6 cm được coi là an toàn, giúp bạn cảm thấy vững chãi khi đi, đứng.
Chọn giày đi tiệc
Bạn sẽ cần vài mẹo phức tạp hơn khi chọn giày đi cho các sự kiện quan trọng. Có nhiều cách.
Trước hết, cần hiểu rõ đặc điểm của cơ thể bằng cách đo chiều cao và độ đài chân (tính từ hông tới bàn chân) và dùng công thức sau: (Chiều cao/độ dài chân – 1,61) x10. Kết quả sẽ ra được độ cao lý tưởng của đôi giày cao gót.
Cách thứ hai sẽ cần một chiếc thước. Ngồi thoải mái trên ghế và duỗi bàn chân thoải mái về phía trước. Đo khoảng cách từ gót tới phần lòng bàn chân (như ảnh) sẽ ra được chiều cao lý tưởng cho gót đôi giày bạn đi.
Dùng băng cá nhân: Đây là cách phổ biến nhất nhưng lại rất có hiệu quả. Bạn nên dán băng cá nhân vào gót chân trước khi rời khỏi nhà để làm giảm ma sát và ngăn ngừa phồng rộp khi đi giày cao gót. Chỉ cần nhớ miếng dán phải to hơn vùng da có thể bị ảnh hưởng.
Dùng tất dày và máy sấy: Nếu giày quá chật, bạn có thể mang tất rồi đeo giày. Sử dụng máy sấy sấy nóng những khu vực bị chật của đôi giày, rồi để đôi giày tự nguội. Lặp lại nhiều lần cho đến khi vừa ý. Nhiệt độ cao từ đôi tất sẽ giúp đôi giày da được nới rộng và mềm mại hơn.
Dùng miếng lót giày bằng silicone: Có 2 loại lót được bán ở trong các cửa hàng: lót dài bằng đôi giày để bảo vệ toàn bộ đế hoặc một nửa đặt phía dưới ngón chân hoặc gót chân. Chúng có thể giúp giảm ma sát, hạn chế phồng rộp da và hữu ích cho đôi giày rộng.
Dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa: Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng nếu dùng băng dính dán ngón áp út và ngón giữa lại với nhau, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi giày cao gót.
Dùng lăn khử mùi: Phần gót chân, 2 bên bàn chân và ngón chân là những vùng dễ bị tổn thương nhất khi bạn đeo giày cao gót hoặc giày mới mua. Để giảm ma sát giữa chân và giày, hãy thử lăn khử mùi vào các vùng da này.
Sử dụng phấn rôm: Một cách hiệu quả để giảm ma sát giữa bàn chân và đôi giày là sử dụng phấn rôm trẻ em. Chỉ cần rắc một ít phấn vừa đủ vào trong giày, đặc biệt cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn không đi tất. Tuy nhiên, bạn phải nhớ lau khô chân hoàn toàn.
Một số lưu ý khác:
– Cỡ giày: Nên chọn giày cỡ rộng hơn một chút. Như vậy gót giày vừa đỡ cọ xát vào da, bạn lại có thể lót một miếng đệm silicon vào giày để cảm thấy thoải mái hơn.
– Chất liệu: Thường giày dép làm bằng các chất liệu nhân tạo rất thô và phải mất nhiều thời gian để tạo hình theo đường cong tự nhiên của bàn chân, ngón chân, khiến khi đi bạn bị đau, chai chân. Hầu hết các loại giày thoải mái khi làm bằng da hoặc da lộn.
– Vị trí gót: Khi mua giày đừng ngại đi đi lại lại một chút để cảm nhận rõ hơn. Cũng nên chú ý tới vị trí của gót. Nếu nó bị cong hay hướng ra hoặc vào trong quá thì khi đi sẽ gây đau chân, dễ bị gãy gót.